GIỚI THIỆU
Trong Đạo Phật có một bí quyết đặc biệt do chính Đức Phật Thích Ca truyền dạy để chống lại mọi sự quấy phá của các loại ma chướng gặp phải khi thiền định, các loại bùa ngải, thư yếm do có người ngầm hãm hại, các loại tà ma yêu mị .v.v… đó chính là chú Lăng Nghiêm huyền thoại.
Chuyện kể rằng thời Đức Phật, Ngài A Nan bị một dân nữ tên Ma Đăng Già dùng một lá bùa yêu yểm thuật, khiến cho Ngài bị lu mờ tâm trí, xém chút nữa là cùng Ma Đăng Già làm chuyện ân ái.
May nhờ Đức Phật tuyên đọc thần chú Lăng Nghiêm, sai Văn Thù Bồ Tát đem thần chú Lăng Nghiêm đến giải cứu cho Ngài A Nan.
Khi âm thanh của chú Lăng Nghiêm vang lên, các bùa chú của ngoại đạo liền mất hết tác dụng, Ngài A Nan tỉnh lại, còn Ma Đăng Già cũng tắt hết tâm ái dục, cùng theo ngài Văn Thù đến gặp Phật, nghe pháp xong liền chứng quả vị A La Hán.
Nhờ nhân duyên đó mà thế gian từ đó có được chú Lăng Nghiêm – pháp bảo vô giá, đối trị tất cả ma chướng, bùa ngải, yêu thuật … cho đến nay, đa số các chùa chiền ở nhiều quốc gia vẫn duy trì thời khóa đọc chú Lăng Nghiêm vào sáng sớm.
Còn đối với người bình thường, việc học thuộc chú Lăng Nghiêm không hề dễ dàng, vì thần chú rất dài. Và ngay đến việc duy trì đọc mỗi ngày, cũng không phải ai cũng làm được.
Tuy nhiên ta vẫn còn một cách khác, chỉ cần làm một lần là cả đời được sự bảo hộ của thần chú Lăng Nghiêm, đó là chép thần chú đeo trên người. Cụ thể hơn, mời các bạn đọc tiếp phần dưới đây:
CÔNG ĐỨC BIÊN CHÉP – ĐỌC TỤNG – ĐEO CHÚ LĂNG NGHIÊM TRÊN NGƯỜI
(Đức Phật Thích Ca tuyên thuyết trong kinh Lăng Nghiêm, quyển 7)
“ … Hàng hữu học các ngươi chưa ra khỏi luân hồi phát tâm chí thành tu chứng quả A La Hán, nếu chẳng trì chú này (chú Lăng Nghiêm) mà ngồi đạo tràng, muốn khiến thân tâm xa lìa các ma sự thì chẳng có chỗ đúng.
A Nan! Nếu có chúng sanh trong các thế giới, tùy theo vật dụng trong đất nước, hoặc lá, giấy, vải trắng để biên chép chú này, đựng trong túi nhỏ, nếu người ấy ngu muội chẳng thể tụng nhớ thì đeo trên mình, hoặc để trong nhà, nên biết người ấy trọn đời chẳng bị các thứ độc hại.
A Nan! Nay ta vì ngươi thuyết chú này, cứu giúp thế gian được đại vô úy, thành tựu trí xuất thế gian cho chúng sanh.
Sau khi ta diệt độ, chúng sanh trong đời mạt pháp, có người biết tự trì tụng, hoặc dạy người khác trì tụng chú này, nên biết những chúng sanh trì tụng như thế, lửa chẳng thể đốt, nước chẳng thể chìm, độc chẳng thể hại, cho đến tất cả ác chú của các Thiên Long, quỷ thần, yêu tinh, ma mị đều chẳng thể dính mắc, tâm được chánh thọ, tất cả bùa chú, yểm cổ, kim ngân độc dược, cỏ, cây, sâu, rắn, độc khí muôn loài, vào miệng người ấy đều thành cam lồ.
Tất cả ác tinh, quỷ thần, dù có độc tâm hại người, đối với người ấy cũng chẳng thể khởi ác; các ác quỷ vương Tần Na, Dạ Ca cùng các quyến thuộc, đều thọ ơn Phật, thường gia hộ người ấy.
A Nan nên biết! Chú này thường có tám vạn bốn ngàn vô số chủng tộc Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương, mỗi mỗi đều có quyến thuộc, ngày đêm hộ vệ. Giả sử có chúng sanh nơi tâm tán loạn, chẳng thể vào Tam Ma Địa, miệng niệm tâm trì, thì các vị Kim Cang Vương thường theo ủng hộ thiện nam tử ấy, huống là người có tâm quyết định vào Đạo Bồ Đề, các vị Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương này, khiến người ấy phát ra thần thức, thân tâm tinh tấn, ngay đó được nhớ lại những việc từ tám vạn bốn ngàn hằng sa kiếp đến nay, đều rõ ràng chẳng có nghi hoặc.
Từ kiếp thứ nhất cho đến thân cuối cùng, đời đời chẳng sanh vào các loài Dược Xoa, La Sát, quỷ bệnh tật, quỷ thúi, quỷ yểm mị, quỷ hút tinh khí, cùng các loài ngạ quỷ có hình vô hình, có tưởng vô tưởng, và những xứ ác độc.
Thiện tri thức ấy, hoặc đọc tụng, biên chép, hoặc đeo giữ và cúng dường tâm chú này thì kiếp kiếp chẳng sanh vào những nơi nghèo nàn hèn hạ và chỗ chẳng an lành.
Các chúng sanh này, dẫu cho tự thân chẳng làm phước nghiệp, mười phương Như Lai cũng ban công đức cho họ, do đó được trong vô số kiếp thường với chư Phật đồng sanh một chỗ, vô lượng công đức như chùm quả ác xoa, đồng một chỗ huân tu, trọn chẳng chia cách.
Cho nên, Tâm chú này hay khiến người đã phá giới được giới căn trong sạch, người chưa đắc giới khiến cho đắc giới, người chẳng tinh tấn, chẳng trí huệ, chẳng trong sạch, chẳng trai giới, thảy đều thành tựu.
A Nan! Thiện nam tử ấy, giả sử trước kia có phạm giới cấm, thì sau khi trì chú, các tội phá giới chẳng kể nặng nhẹ, đều được tiêu diệt, dù đã uống rượu, ăn ngũ tân, và các thứ bất tịnh, tất cả chư Phật, Bồ Tát, Kim Cang, Thiên Tiên, quỷ thần, chẳng cho là có lỗi; dù mặc y áo rách rưới, khi đi khi đứng, đồng như trong sạch; dù chẳng lập đàn, chẳng vào đạo tràng, cũng chẳng hành đạo, mà trì tụng chú này, với công đức vào đàn, hành đạo, chẳng có sai khác.
Nếu trước kia tạo các tội nặng ngũ nghịch, vô gián, những tội Tứ khí, Bát khí của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, thì khi tụng chú này rồi, cũng như gió mạnh thổi tan đống cát, những nghiệp nặng như vậy đều trừ sạch, chẳng còn mảy may.
A Nan! Nếu có chúng sanh từ vô số kiếp đến nay, có tất cả những tội chướng nặng nhẹ, tuy trong các đời trước chưa kịp sám hối, nay nếu biết đọc tụng, biên chép chú này, giữ đeo trên mình hay để nơi chỗ ở, thì những nghiệp tích chứa từ trước, đều tiêu như nước sôi làm tan băng tuyết, chẳng bao lâu sẽ được vô sanh nhẫn.
Lại nữa A Nan! Nếu có người đàn bà chưa có con, mong cầu có thai, chí tâm tưởng niệm, hoặc đeo chú này, thì được sanh những đứa con trai gái có phước đức trí huệ, cầu sống lâu được sống lâu, cầu phước báo được phước báo, cho đến cầu thân mạng sức mạnh đều được như thế. Sau khi chết, tùy nguyện vãng sanh trong mười phương quốc độ, chắc chắn chẳng sanh nơi biên địa, dòng hạ tiện, huống là các tạp hình!
A Nan! Nếu các quốc độ, châu huyện, làng xóm bị nạn đói kém, ôn dịch; hoặc những nơi bị bịnh loạn, giặc cướp đánh nhau và tất cả những nơi có tai nạn khác, viết thần chú này dán nơi bốn cửa thành, và những thấp miếu hoặc trên các tràng phan, khiến chúng sanh trong nước thừa phụng chú này, cung kính lễ bái, nhất tâm cúng dường; khiến nhân dân mỗi mỗi đeo chú trong mình, hoặc để nơi chỗ ở, thì tất cả tai nạn thảy đều tiêu diệt.
A Nan! Nếu chúng sanh nơi các quốc độ, hễ chỗ nào có chú này, thì Thiên Long vui mừng, mưa gió thuận thời, ngũ cốc được mùa, dân chúng an vui; những tai chướng do tất cả ác tinh biến quái ở mọi nơi, đều chẳng sanh khởi, người chẳng chết yểu, gông, cùm, xiềng, xích, chẳng dính vào mình, ngày đêm ngủ yên, thường chẳng ác mộng.
A Nan! Cõi Ta Bà này có tám vạn bốn ngàn tai biến ác tinh, do 28 đại ác tinh làm thượng thủ; lại có 8 đại ác tinh làm chủ, xuất hiện trên đời với nhiều hình dạng, hay gây các tai họa kỳ lạ cho chúng sanh. Hễ có chú này thì thảy đều tiêu diệt, trong phạm vi 12 do tuần, các tai biến hung dữ, trọn chẳng thể xâm nhập.
Cho nên Như Lai thuyết chú này, bảo hộ người tu hành sơ học đời vị Lai, vào Tam Ma Địa, thân tâm thư thái, được đại yên ổn chẳng bị tất cả tà ma, quỷ thần, và những oán thù, nghiệp cũ nợ xưa từ vô thỉ đến quấy hại.
Ngươi và hàng hữu học trong chúng, với người tu hành đời vị Lai, y pháp trì giới trong đạo tràng, được vị thầy truyền giới trong sạch, đối với tâm chú này chẳng sanh nghi hoặc, thì cái thân do cha mẹ sanh của người này, nếu chẳng được tâm thông, mười phương Như Lai bèn thành vọng ngữ.
Nói xong, vô số Kim Cang đều nhất thời đảnh lễ bạch Phật: Như lời Phật dạy, chúng con xin thành tâm bảo hộ người tu đạo Bồ Đề.
Bấy giờ, Phạn Vương và Đế Thích, Tứ Thiên Vương cũng đồng thời đảnh lễ bạch Phật: Nếu có người tu học như thế, chúng con xin hết lòng bảo hộ, khiến họ suốt đời việc làm thỏa nguyện.
Còn có vô số Quỷ Vương chắp tay đảnh lễ bạch Phật: Chúng con cũng thệ nguyện hộ trì cho người ấy, khiến tâm Bồ Đề mau được viên mãn.
Còn có vô số Nhật Nguyệt Thiên tử, Phong Sư, Vũ Sư, Vân sư, Lôi Sư, cùng với Điện Sư, Tuần Quan, Chư Tinh và quyến thuộc đảnh lễ bạch Phật: Chúng con cũng bảo hộ người tu hành ấy an lập đạo tràng, được vô sở úy.
Còn có vô số Sơn Thần, Hải Thần, Phong Thần, cõi Trời Vô Sắc, tất cả tinh kỳ trên mặt đất, dưới nước và trên không, đồng thời đảnh lễ bạch Phật: Chúng con cũng bảo hộ người tu hành ấy được thành Bồ Đề, trọn chẳng ma sự.
Khi ấy, tám vạn bốn ngàn ức hằng sa Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương trong hội, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ bạch Phật:
Như chúng con tu thành Bồ Đề đã lâu, mà chẳng thủ chứng Niết Bàn, thường theo chú này, cứu giúp những người chơn tu Tam Ma Địa trong đời mạt pháp. Thế Tôn, những người tu tâm cầu chánh định như thế, dù ở đạo tràng hay lúc kinh hành, cho đến lúc đi dạo chơi, con và đồ chúng thường theo hộ vệ người ấy.
Dẫu cho Ma vương, Đại Tự Tại Thiên muốn tìm cách quấy phá, trọn chẳng thể được. Các quỷ thần nhỏ phải cách xa người ấy ngoài mười do tuần, chỉ trừ khi họ đã phát tâm tu thiền chánh pháp thì mới được gần người ấy. Thế Tôn, nếu những ác ma hay quyến thuộc ma, muốn đến xâm nhiễu người ấy, thì con dùng chày Kim Cang đập nát đầu họ như vi trần, khiến người ấy việc làm thỏa nguyện.
_________________________
CÁCH CHÉP CHÚ LĂNG NGHIÊM ĐEO VÒNG CỔ
* KĨ THUẬT LÀM TƯƠNG ĐỐI KHÓ, BẠN CẦN ĐẢM BẢO ĐỌC KĨ PHẦN HƯỚNG DẪN DƯỚI ĐÂY NHIỀU LẦN.
( Đây là kinh nghiệm cá nhân admin đã từng làm nhiều chiếc, bạn có thể làm cách khác tùy sở thích của mỗi người, bạn không chép tiếng Phạn mà chép tiếng Việt cũng được, nhưng làm khác đi so hướng dẫn dưới đây thì admin không biết được có cho vừa vào bình không, bạn có thể thử làm cách khác và cho mọi người biết kết quả)
Bạn cũng có thể đặt mua mặt dây chuyền chú Lăng Nghiêm in sẵn trên mạng, tuy nhiên uy lực không thể nào so sánh kịp với thần chú tự tay chép, vì đó là lòng thành của bản thân, dồn sức tâm huyết vào chép, nên công đức gấp bội, uy lực gấp bội )
Bướic 1. Mua bình inox (như trong hình) :
Bạn có thể mua tại link sau:
→ NƠI BÁN BÌNH INOX ĐỰNG THẦN CHÚ
Cách chép chú Lăng Nghiêm đặt vừa bình inox 4,6cm x 1,2cm:
– Dùng giấy in hóa đơn (vì nó mỏng lại dẻo dai, mua tại nhà sách), cắt lại thành khổ 3,0 cm x 60 cm (dài hơn không thể nhét vừa)
– Dùng bút bi đầu nhỏ 0,5mm ( màu đen là đẹp nhất)
-Cố gắng chép chữ nhỏ nhất có thể (3cm phải viết được từ 20 -24 kí tự)
– Khi chép hết câu 67, thì lật mặt qua bên kia chép tiếp đến hết.
– Chép xong cuộn lại thật chặt, việc này cần rất tỉ mỉ và cẩn thận, nếu không chặt nhét sẽ không vừa vào bình.
– Sau đó cuốn cao su non (mua ở tiệm điện nước) trên thành bình và vặn nắp, chừa lại một chút khe hở
– Đổ keo 502 vào khe hở, sau đó nhanh tay siết chặt nắp, như vậy nước không thể lọt, độ bền thiên thu.
– Sắm dây thật chắc chắn đeo lên cổ mọi lúc mọi nơi. Hoàn tất ! Chúc mừng, từ nay bạn đã có một bảo vật hộ thân, không phải lo lắng về các loại bùa chú, phù yếm, ma quái quấy phá (trừ oan gia trái chủ, dạng vong này cần sám hối – cầu siêu cho họ mới chấm dứt được oán hận, đây là việc nên làm và cần phải làm)
Dưới đây là chú Lăng Nghiêm tiếng Phạn viết bằng chữ La-tinh, khi chép bạn có thể bỏ qua các dấu “–“ trên đầu , dấu nặng “.” …
CHÚ LĂNG NGHIÊM
(I)
1. Namas tathāgatāya sugatāya
Arhate samyak-saṃbuddhāya
2. Namas tathāgata-buddhakoṭy-uṣṇīṣaṃ
3. Namas sarva-buddha-bodhisattvebhyaḥ
4. Namas saptānāṃ samyaksaṃbuddha-koṭīnāṃ saśrāvaka-saṃghānāṃ
5. Namo loke arhantānāṃ
6. Namas srota-āpannānāṃ
7. Namas sakṛdāgamīnāṃ
8. Namo loke samyag-gatānāṃ
Samyak-pratipannānāṃ
9. Namo devarṣīnāṃ
10. Namas siddhyā vidyā-dharaṛṣīnāṃ śāpa-anu-graha-sahasamarthānāṃ
11. Namo brahmaṇe
12. Nama indrāya
13. Namo bhagavate rudrāya
Umā-pati-sahāyāya
14. Namo bhagavate nārāyaṇāya
Pañca-mahā-mudrā-namaskṛtāya
15. Namo bhagavate mahākālāya tripura-nagara-vidrāāpaṇa-kārāya adhi-muktiśmaśāna-nivāsini mātṛ-gaṇanamas-kṛtāya
16. Namo bhagavate tathāgatakulāya
17. Namaḥ padma-kulāya
18. Namo vajra-kulāya
19. Namo maṇi-kulāya
20. Namo gaja-kulāya
21. Namo bhagavate dṛḍha-sūrasenā-pra-haraṇa-rājāya
Tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya
22. Namo bhagavate
Namo’mitābhāya tathāgatāya
Arhate samyak-saṃbuddhāya
23. Namo bhagavate’kṣobhyāya
Tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya
24. Namo bhagavate bhaiṣajyaguru-vaiḍūrya-prabha-rājāya
Tathāgatāya 25. Namo bhagavate
Saṃpuṣpitā-sālendra-rājāya
Tathāgatāya arhate samyaksaṃbuddhāya
26. Namo bhagavate
Śākyamunaye tathāgatāya
Arhate samyak-saṃbuddhāya
27. Namo bhagavate ratna-keturājāya tathāgatāya arhate
Samyak-saṃbuddhāya
28. Tebhyo namas-kṛtvā idaṃ
Bhagavatas tathāgata-uṣṇīṣaṃ
Sita-ātapatraṃ namo’parājitaṃ
Pratyaṅgiraṃ
29. Sarva-bhūta-grahanigrahaka-kara-hani para-vidyā
30. Chedanīṃ akāla-mṛtyu-paritrāyaṇa-karīṃ
31. Sarva-bandhana-mokṣaṇīṃ
32. Sarva-duṣṭa-duḥ-svapnanivāraṇīṃ
33. Caturaśītīnāṃ grahasahasrāṇāṃ vidhvaṃsanakarīṃ
34. Aṣṭa-viṃśatīnāṃ
Nakṣatrāṇāṃ pra-sādana-karīṃ
35. Aṣṭānāṃ mahā-grahāṇāṃ
Vidhvaṃsana-karīṃ
36. Sarva-śatru-nivāraṇam
37. Ghorāṃ duḥ-svapnāṃ ca
Nāśanīṃ
38. Viṣa-śastra-agni-udakaraṇaṃ
39. Aparājita-ghora mahā-balacaṇḍa mahā-dīpta mahā-teja
Mahā-śveta-jvala mahā-bala
Pāṇḍara-vāsinī ārya-tārā bhṛkuṭīṃ ce va vijaya
40. Vajra-maletiḥ vi-śrutapadmakaḥ vajra-jihvaś ca mālā
Ce va aparājitā-vajra-daṇḍaḥ
Viśālā ca śānta śveteva pūjitā
Sauma-rūpā
41. Mahā-śvetā-ārya-tārā mahābala-apara
42. Vajra-saṃkalā ce va vajrakaumārī kulaṃ-dharī
43. Vajra-hastā ca vidyā
44. Kāñcana-mallikāḥ
Kusumbhaka-ratnaḥ
45. Vairocana-kulīyāya arthauṣṇīṣaḥ 46. Vi-jṛmbha-mānī ca vajrakanaka-prabha-locanā
47. Vajra-tuṇḍī ca śvetā ca
Kamala-akṣaś śaśi-prabhā
48. Ity-iti-mudrā-gaṇas sarve
Rakṣaṃ kurvantu imān mamaasya
(II)
49. Oṃ ṛṣi-gaṇa-pra-śastas
Tathāgata-uṣṇīṣaṃ
50. Hūṃ trūṃ jambhana hūṃ
Trūṃ stambhana
51. Hūṃ trūṃ para-vidyā-saṃbhakṣaṇa-kara
52. Hūṃ trūṃ sarva-yakṣarākṣasa-grahānāṃ
Vidhvaṃsana-kara
53. Hūṃ trūṃ caturaśītīnāṃ
Graha-sahasrānāṃ
Vidhvaṃsana-kara
54. Hūṃ trūṃ rakṣa rakṣa māṃ
55. Bhagavāṃs tathāgatauṣṇīṣaṃ
56. Pratyaṅgire mahā-sahasrabhuje sahasra-śīrṣe koṭisahasra-netre
57. Abhede jvalita-ataṭaka mahāvajra-udāra-tri-bhuvanamaṇḍala
58. Oṃ svastīr bhavatu mama
Imān mama-asya
(III)
59. Rāja-bhayāś cora-bhayā
Agni-bhayā
Udaka-bhayā
Viṣa-bhayāḥ
Śastra-bhayāḥ
Paracakra-bhayā
Dur-bhikṣa-bhayā
Aśani-bhayā
Akāla-mṛtyu-bhayā
Dharaṇi-bhūmi-kampaka-patabhayā
Ulkā-pāta-bhayā
Rāja-daṇḍa-bhayā
Nāga-bhayā
Vidyud-bhayās
Suparṇa-bhayā
60. Yakṣa-grahā
Rākṣasī-grahāḥ
Preta-grahāḥ
Piśāca-grahā
Bhūta-grahāḥ
Kumbhāṇḍa-grahāḥ
Pūtana-grahāḥ
Kaṭapūtana-grahās
Skanda-grahā
Pa-smāra-grahā
Unmāda-grahāś
Chāya-grahā
Revatī-grahā 61. Jāta-āhārīnaṃ
Garbha-āhārīnaṃ
Rudhira-āhārīnaṃ
Māṃsa-āhārīnaṃ
Medha-āhārīnaṃ
Majja-āhārīnaṃ
Jāta-āhārīnīṃ
Jīvita-āhārīnaṃ
Pīta-āhārīnaṃ
Vānta-āhārīnam
Aśucya-āhārīnīṃ citta-āhārīnīṃ
62. Teṣāṃ sarveṣāṃ sarvagrahānāṃ vidyāṃ chedayāmi
Kīlayāmi
63. Pari-vrājaka-kṛtaṃ vidyāṃ
Chedayāmi kīlayāmi
64. Ḍākinī-kṛtaṃ vidyāṃ
Chedayāmi kīlayāmi
65. Mahā-paśupati-rudra-kṛtaṃ
Vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi
66. Nārāyaṇa-kṛtaṃ vidyāṃ
Chedayāmi kīlayāmi
67. Tattva-garuḍa-kṛtaṃ vidyāṃ
Chedayāmi kīlayāmi
68. Mahā-kāla-mātṛ-gaṇa-kṛtaṃ
Vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi 69. Kāpālika-kṛtaṃ vidyāṃ
Chedayāmi kīlayāmi
70. Jaya-kara-madhu-kara-sarvaartha-sādhaka-kṛtaṃ vidyāṃ
Chedayāmi kīlayāmi
71. Catur-bhaginī-kṛtaṃ vidyāṃ
Chedayāmi kīlayāmi
72. Bhṛṅgi-riṭi-nandikeśvaragaṇa-pati-sahāya-kṛtaṃ vidyāṃ
Chedayāmi kīlayāmi
73. Nagna-śramaṇa-kṛtaṃ
Vidyāṃ chedayāmi kīlayāmi
74. Arhanta-kṛtaṃ vidyāṃ
Chedayāmi kīlayāmi
75. Vīta-rāga-kṛtaṃ vidyāṃ
Chedayāmi kīlayāmi
76. Vajra-pāṇi-guhya-guhyakaadhipati-kṛtaṃ vidyāṃ
Chedayāmi kīlayāmi
77. Rakṣa māṃ bhagavann imān
Mama-asya (IV)
78. Bhagavat-sita-ātapatranamo’stute
79. Asita-nala-arka-prabhasphuṭa-vi-kas-sita-ātapatre
80. Jvala jvala dara dara bhidara
Bhidara chida chida hūṃ hūṃ
81. Phaṭ phaṭ phaṭ phaṭ phaṭ
Svāhā hehe phaṭ
82. Amoghāya phaṭ
Apratihata phaṭ
Vara-prada phaṭ
Asura-vidāraka phaṭ
83. Sarva-devebhyaḥ phaṭ
Sarva-nāgebhyaḥ phaṭ
Sarva-yakṣebhyaḥ phaṭ
Sarva-gandharvebhyaḥ phaṭ
84. Sarva-pūtanebhyaḥ phaṭ
Kaṭa-pūtanebhyaḥ phaṭ
Sarva-dur-laṅghitebhyaḥ phaṭ
85. Sarva-duṣ-prekṣitebhyaḥ
Phaṭ
Sarva-jvarebhyaḥ phaṭ
Sarva-apasmārebhyaḥ phaṭ
86. Sarva-śramaṇebhyaḥ phaṭ
Sarva-tīrthikebhyaḥ phaṭ
Sarva-unmādakebhyaḥ phaṭ
87. Sarva-vidyā-rājaācāryebhyaḥ phaṭ
Jaya-kara-madhu-kara-sarvaartha-sādhakebhyaḥ phaṭ
88. Vidya-ācāryebhyaḥ phaṭ
Catur-bhaginībhyaḥ phaṭ
Vajra-kaumārī-vidyā-rājebhyaḥ
Phaṭ
89. Mahā-praty-aṅgirebhyaḥ
Phaṭ
Vajra-saṃkalāya praty-aṅgirarājāya phaṭ
90. Mahā-kālāya mahā-mātṛgaṇa-namas-kṛtāya phaṭ
Viṣṇave phaṭ
Brāhmaṇiye phaṭ agniye phaṭ
91. Mahā-kāliye phaṭ
Kāla-daṇḍiye phaṭ
Mātre phaṭ
Raudriye phaṭ
Cāmuṇḍiye phaṭ
Kālā-rātriye phaṭ
Kāpāliye phaṭ
Adhi-muktaka-śmaśāna-vāsiniye
Phaṭ
92. Ye ke cittās sattvāsya mama
Imān mama-asya
(V)
93. Duṣṭa-cittā
Amitrī-cittā
94. Oja-āhārā
Garbha-āhārā
Rudhira-āhārā
Vasa-āhārā
Majja-āhārā
Jāta-āhārā
Jīvita-āhārā
Mālya-āhārā
Gandha-āhārāḥ
Puṣpa-āhārāḥ
Phala-āhārās
Sasya-āhārāḥ
95. Pāpa-cittā
Duṣṭa-cittā
Raudra-cittā
96. Yakṣa-grahā
Rākṣasa-grahāḥ
Preta-grahāḥ
Piśāca-grahā
Bhūta-grahāḥ
Kumbhāṇḍa-grahās
Skanda-grahā
Unmāda-grahāś
Chāyā-grahā
Apa-smāra-grahā
Ḍāka-ḍākinī-grahā
Revatī-grahā
Jāmika-grahāś
Śakunī-grahā
Raudrā-mātṛ-nāndika-grahā
Ālambā-grahā
Ghatnu-kaṇṭhapaṇinī-grahāḥ
97. Jvarā ekāhikā dvaitīyakās
Traitīyakāś cāturthakā nityajvarā viṣama-jvarā vātikāḥ
Paittikāś ślaiṣmikās sāṃnipātikās sarva-jvarāś śiro’rtīr
Vārddha-bādha-arocakā
98. Akṣi-rogaṃ
Mukha-rogaṃ
Hṛd-rogaṃ
Gala-grahaṃ
Karṇa-śūlaṃ
Danta-śūlaṃ
Hṛdaya-śūlaṃ
Marman-śūlaṃ
Pārśva-śūlaṃ
Pṛṣṭha-śūlam
Udara-śūlaṃ
Kaṭi-śūlaṃ
Vasti-śūlaṃ
Ūru-śūlaṃ
Nakha-śūlaṃ
Hasta- śūlaṃ
Pāda-śūlaṃ
Sarva-aṅga-pratyaṅga-śūlaṃ
99. Bhūta-vetāḍa-ḍākinī-jvarā
Dadrukāḥ kaṇḍūḥ kiṭibhā lūtā
Vaisarpā loha-liṅgāḥ
100. Śastra-saṃ-gara viṣa-yoga
Agne udaka māra vaira kāntāra
Akāla-mṛtyo
101. Try-ambuka trai-lāṭa vṛscika
Sarpa nakula siṃha vyāghra
Ṛkṣa tarakṣa mārā jīvīs teṣāṃ
Sarveṣāṃ
102. Sita-ātapatra-mahā-vajrauṣṇīṣaṃ mahā-praty-aṅgiraṃ
103. Yāvad-dvādaśa-yojanaabhy-antareṇa sīmā-bandhaṃ
Karomi vidyā-bandhaṃ karomi
Tejo-bandhaṃ karomi paravidyā-bandhaṃ karomi
“Tadyathā Oṃ Anale Viśade Vīravajra-Dhare Bandha Bandhani
Vajra-Pāṇiḥ Phaṭ Hūṃ Trūṃ Phaṭ
Svāhā”