Hỏi:
– Chào Quang Tử, có điều này xin anh giải đáp cho. Bình thường em chẳng bao giờ bực bội với người khác, đối xử với mọi người rất là vui vẻ, cởi mở. Mà không hiểu sao cứ về đến nhà là bực mình với chồng con, rồi lời qua tiếng lại rất mệt mỏi. Vì biết Phật Pháp nên em thấy rất buồn, biết mình đang tạo nghiệp, sau mỗi lần như vậy em luôn sám hối, nhưng cứ vài ngày lại tiếp tục bị cuốn vào, khiến em rất hổ thẹn và khổ tâm.
Quang Tử :
– Bạn thân mến ! Thường những người thân quanh ta lại chính là những oan gia có nợ nần từ nhiều kiếp, nay duyên nợ xô đẩy kết vào với nhau trong quan hệ cha mẹ, con cái, vợ chồng, anh em, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp.v.v.. để thanh toán nợ nần.
Đó là lí do phần nhiều bất hòa nằm trong gia đình chứ không phải từ ngoài xã hội.
Nguyên lí rất đơn giản, hễ có nợ thì sẽ hành nhau cho đến khi hết nợ mới ngưng. Chủ nợ ở đây ta phải hiểu rộng là những người, những chúng sinh đến hành ta để đòi nợ, có thể là vợ chồng, con cái, cũng có thể là đồng nghiệp, hàng xóm, và nhiều khi là các vong hồn của người đã khuất, của các con vật bị ta giết hại, ăn thịt từ kiếp này hay kiếp xưa.v.v… tất cả đều có thể là chủ nợ. Ta cứ mặc định như thế này, không duyên không nợ người ta không hành mình được, đã hành mình khổ được, ắt là phải có nợ.
Vậy khi nào thì tạo ra NỢ ?
Có 2 loại, một là NỢ ÂN, khi ta được một người khác giúp đỡ, bất luận là cho tiền, tặng vật chất, hay giúp bằng công sức, cứu mạng hay hướng dẫn, chỉ dạy hữu ích ( xúi bậy đương nhiên là không thuộc dạng này), dù là giúp bằng vật chất, hay giúp bằng tinh thần, v.v… MIỄN LÀ ĐEM LẠI LỢI ÍCH CHO TA, thì ta đều sẽ mang NỢ người đó.
Với người có lương tâm, thì ngay lập tức sẽ xuất hiện tâm lí muốn báo đáp, trả ơn. Và họ sẽ làm cách này cách khác đền trả, đến khi trả đủ món nợ thì dừng, coi như hết nợ. ( Nếu không dừng lại, tiếp tục giúp đỡ chủ nợ, thì tình thế đảo ngược, người kia sẽ nợ ngược lại ta, và ta thành Chủ nợ)
Với người vô ơn, không muốn báo đáp ân nghĩa, hoặc vì hoàn cảnh không thể trả ơn ngay. Thì món Nợ được bảo lưu qua nhiều kiếp sau, Nhân quả tự động sắp xếp cho con nợ gặp chủ nợ bằng muôn nghìn cách khác nhau để trả nợ ân nghĩa, như cha mẹ- con cái, vợ- chồng, anh em, bạn bè, chủ -tớ, xếp – cấp dưới, người bán hàng – người mua hàng, thầy – trò.v.v… xong không chỉ trả phần “gốc”, mà còn có cả phần “lời lãi”, càng để lâu thì lãi càng nhiều.
Thậm chí ban đầu chỉ nợ một hai đồng lẻ, xong cứ dây dưa trăm ngàn kiếp chưa trả, thì đến lúc gặp chủ nợ, phải trả đến một hai ngàn lượng vàng mới đủ ( người có tâm muốn đền ơn sẽ nhanh chóng trả sớm, kẻ vô ơn sẽ để lâu nhiều kiếp mới trả)
Loại thứ 2, đó là NỢ OÁN, đó là khi ta hại người khác, thì ta sẽ mắc nợ người bị thiệt hại, hay chúng sinh bị thiệt hại kia. Quy cách trả nợ cũng giống như NỢ ÂN, xong NỢ OÁN thì luôn đi kèm theo sự tức giận, xung đột, dày vò, hành hạ đau khổ … chứ không thoải mái, vui vẻ như trả nợ ân nghĩa, vì ngoài món nợ ra còn luôn đi kèm theo tâm lí báo thù của chủ nợ lúc ban đầu.
Và cũng có 2 cách để hết nợ.
Cách một là cứ như thường tình, hành hạ lẫn nhau, dằn vặt lần nhau, chịu đựng lẫn nhau cho tới khi chủ nợ lấy lại hết món nợ,( có khi nợ hết rồi mà vẫn tiếp tục hành nhau, thành ra một món nợ mới, con nợ lại biến thành chủ nợ trong kiếp sau ).
Cách này rất đau khổ, và cũng rất lâu mới thanh toán xong món nợ, lại hay sinh ra những oán hận dây dưa nhiều kiếp với nhau, gọi là oan oan tương báo, kiếp này A hại B, kiếp sau B hại ngược lại A, kiếp sau nữa A lại hại B, cứ thế tuần hoàn, chẳng biết khi nào mới chấm dứt. Do vì khi bị hại, ta chẳng biết đó là oan nghiệp kiếp trước, cứ mãi khởi tâm lí oán hận, muốn báo thù, thành ra cứ gặp nhau hoài để thỏa tâm báo thù.
Cách khác hay hơn nhiều, đó là hồi hướng công đức.
Người thiếu nợ tạo thật nhiều công đức lành, nhất là những công đức trong Phật Pháp như lạy Phật, in kinh sách ấn tống, tạc tượng Phật, lạy Phật, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, cúng dường Phật, Pháp, Tăng .v.v… hay những phước thế gian như bố thí, phóng sinh, cứu người, trồng cây, xây cầu đắp đường.v.v… được bao nhiêu công đức hồi hướng cho chủ nợ, đồng thời khởi tâm sám hối những oan trái kiếp trước đã gây ra với chủ nợ, không khởi thêm tâm oán hận nhau nữa.
Cách này sẽ thanh toán món nợ một cách nhanh chóng, êm đẹp, vừa khiến chính mình tăng trưởng thiện pháp, lại cũng tăng trưởng thiện pháp cho chủ nợ, khiến cho nhiều kiếp sau có gặp lại, cũng trở thành duyên lành, giúp đỡ nhau tu hành cho đến khi viên thành Phật Đạo.
Ví dụ như sau cho dễ hiểu, một người vào nhà hàng kêu một bàn tiệc thịnh soạn, sau khi ăn xong thì không có tiền trả. Chủ nhà hàng liền dùng vũ lực bắt anh ta phải trả hết.
Nếu như anh ta ” tiền khô cháy túi”, thì buộc lòng phải ở lại rửa chén bát, quét dọn trừ nợ dần, thế thì phải 10 năm mới hết nợ. Trong thời gian này nhiều khi món nợ lại phát sinh thêm vì những khi anh ta làm bể đồ, gây thiệt hại… chủ tớ mắng chửi nhau, hiềm hận lẫn nhau kéo dài, đây là hạ sách.
Nếu như anh ta khá hơn một chút, có công việc ổn định sẵn, hàng tháng đi làm lấy lương trả, thế thì 3 tháng là hết nợ.
Nếu như anh ta khá hơn nữa, vốn là nhà có sẵn vàng bạc, kim cương ở nhà, chỉ là quên đem theo. Anh ta liền về lấy một ít đưa cho chủ nhà hàng, thế thì món nợ nhanh chóng được thanh toán, thậm chí còn thừa khiến chủ nhà hàng nợ ngược lại anh ta.
Cách rửa bát trừ nợ ví như cách chúng ta hành hạ nhau, dằn vặt nhau cho tới khi hết nợ.
Cách đi làm lấy lương trả nợ, ví như cách chúng ta dùng những phước thế gian như bố thí, cứu người, xây cầu, đắp đường, xây nhà tình thương.v.v… rồi hồi hướng phước đó cho chủ nợ.
Cách về nhà lấy vàng bạc, kim cương đến trả nợ, ví như cách tạo những công đức xuất thế gian trong Phật Pháp như lạy Phật, trì tụng kinh chú, niệm Phật, ấn tống, đúc tạc tượng Phật, phóng sinh theo Nghi thức, độ sinh.v.v…
Vì sao cách thứ 3 lại siêu việt như vậy ? Là vì công đức trong Phật Pháp không có cùng tận, gieo một nhân thì vô biên vô lượng kiếp sau vẫn còn tiếp tục sinh sôi nối nhau không dứt, cho tận đến khi thành tựu Phật Quả Toàn Giác, các phước thế gian không thể kéo dài lâu xa như vậy được.
Trên đây là so sánh sơ lược các loại nợ , và cách trả, cách hóa giải ân oán nợ nần. Còn trả mau hay lâu, phụ thuộc ở món nợ lớn hay nhỏ, mình hồi hướng công đức nhiều hay ít mà sẽ thấy hiệu quả khác nhau.
Mỗi người có điều kiện khác nhau, duyên khác nhau, nên không thể ép nên làm công đức gì hồi hướng cho chủ nợ, tùy duyên mà thực hiện, càng nhiều càng tốt.
Còn cách hồi hướng sau khi đã làm công đức như sau : ” Con nguyện đem công đức này hồi hướng cho … ( tên chủ nợ) được tiêu trừ nghiệp chướng, thanh tịnh cách phiền não, xóa bỏ mọi hiềm hận, tăng trưởng Bồ Đề Tâm, tăng trưởng trí tuệ, đức hạnh, sớm viên thành Phật Quả Vô Thượng, quảng độ chúng sinh.”
Rất nhiều người đã áp dụng cách hồi hướng công đức như vậy mà hóa giải được những mâu thuẫn, xích mích với người thân trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Không những giải quyết được vấn đề trước mắt, mà còn tạo được công đức vô lượng cho chính mình và người khác đến tận vô lượng kiếp sau.
Và ngay sau đây là một vài ví dụ điển hình :
TÌM VỀ TIỀN KIẾP HÓA GIẢI ÂN OÁN HIỆN TẠI
“Tôi không hạnh phúc. Vì vội vã kết hôn khi tình yêu chưa chín muồi, tôi và chồng sống với nhau như hai kẻ xa lạ trong cùng một nhà. Điều duy nhất ràng buộc chúng tôi ở lại trong cuộc hôn nhân ảm đạm này là con cái.
Tôi biết, để trở thành vợ chồng của nhau, hẳn là giữa chúng tôi phải có một mối duyên nợ nào đó đặc biệt. Tại sao tôi lại lấy người đàn ông này, mà không phải là bất kì ai khác? Mỗi khi buồn nản và tủi thân vì cuộc sống thiếu vắng tình yêu, tôi thường tự hỏi mình câu hỏi đó.
Tôi tên Chúc Quyên, lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở Nam Định, từ nhỏ đã có lòng mến mộ Đạo Phật, gặp kinh Phật liền thích đọc ngay.
Lớn lên lập gia đình, theo chồng về sống chung cùng bố mẹ chồng tại Hà Nội. Tôi luôn cố gắng giữ trọn đạo nghĩa làm dâu, hết sức lưu ý lời ăn tiếng nói, cử chỉ hành động trước mặt ông bà, không bao giờ dám to tiếng cãi lại. Nhưng không hiểu sao, tôi càng tìm cách làm vừa lòng bố mẹ chồng, họ lại càng đẩy tôi ra, thậm chí còn mắng chửi, buông những lời xúc phạm gia đình bên nhà tôi.
Mọi việc tôi làm đều trở nên chướng tai gai mắt đối với bố mẹ chồng. Ông bà phản đối việc tôi tụng kinh niệm Phật, khắt khe và bắt bẻ tôi từ những chuyện nhỏ nhất trở đi. Tôi rất khổ tâm, không hiểu mình đã làm gì sai để nên nông nỗi như vậy.
Những ức chế trong hôn nhân và va chạm với bố mẹ chồng khiến tôi héo mòn, chỉ còn biết nương tựa nơi cửa Phật. Xong hễ thấy tôi tụng niệm, là họ cấm cản, nói là đồ dở hơi, nên tôi chỉ dám tụng kinh niệm Phật thầm trong lòng.
Đặc biệt là bố chồng tôi, ông coi tôi như kẻ thù. Ông vẽ mọi lý do để chửi bới tôi, mà phận làm dâu tôi chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Đại khái là kiếm cớ để chửi, nên cũng chẳng cần lí lẽ đúng sai gì cả. Thậm chí có lần ông dọa đánh, nhưng chưa đánh vì có hàng xóm can ngăn. Nhiều khi tôi cảm thấy như mình đang bị giam lỏng, bí bách không lối thoát.
Một buổi tối, sau khi tụng kinh, tôi thầm khấn Đức Phật, mong Người gia hộ cho tôi được hiểu ra duyên nợ giữa mình và chồng là như thế nào, để có thể trút đi gánh nặng lòng đeo đẳng bấy lâu nay. Khấn xong, tôi đi ngủ.
Đêm ấy, tôi mơ một giấc mơ rất đặc biệt, nó rõ ràng, sống động một cách kì lạ. Tôi thấy một ngôi làng. Ở đó, rất đông dân làng, đứng đầu là một thầy phù thủy, đang cầm vũ khí, gậy gộc đuổi theo một đàn quỷ. Bằng cách nào đó bắt và phong ấn chúng lại vào trong những chiếc lồng trông như tủ kính.
Họ đốt đuốc, đứng vây quanh, dán phong ấn những chiếc lồng rồi ra về.
Trong sợ hãi, tôi quay đầu nhìn sang bên và đập vào mắt tôi là một con quỷ mặt mũi xanh lè, da dẻ nhợt nhạt bủng beo như xác sống. Tôi bàng hoàng nhận ra mình cũng chính là một con quỷ đang bị giam cầm trong đó.
Lồng ngực tôi nặng trĩu như có đá tảng đè lên. Tôi vẫn tỉnh táo, nhưng không thể cử động được, mồm miệng cứng đơ không thốt được nên lời.
Tuyệt vọng, tôi cầu khẩn ai đó đến cứu mình, khi còn tự do ngoài kia, tôi chưa từng hại ai bao giờ. Tôi cứ khấn liên tục như thế trong ba ngày. Đến ngày thứ ba, tôi khấn rằng giá như có ai đến cứu tôi, tôi sẽ biết ơn suốt đời suốt kiếp.
Chợt ngay sau đó, có một người xuất hiện, xé phong ấn và giải thoát cho tôi. Và tôi nhận ra người đó chính là của chồng tôi bây giờ.
Đi qua một giấc mơ khác. Tôi thấy mình là một phi tần trong cung vua. Còn chồng tôi khi ấy là hoàng tử con vua, nhưng không được vua ưu ái. Đã vậy, hoàng tử còn bị những phi tần khác gièm pha, vu khống đủ điều sau lưng. Do tôi kiếp trước nợ ơn cứu mạng ( anh chính là người tháo phong ấn, thả tôi – tức con quỷ ra), nên khi đó, tôi đã hết mình bảo vệ, đứng ra thanh minh bảo vệ cho hoàng tử.
Tỉnh dậy, tôi hiểu ra tại sao mình lại nên duyên vợ chồng với người đàn ông này. Hóa ra từ kiếp trước, tôi còn nợ anh ấy ơn cứu mạng, nên nhiều kiếp duyên nghiệp đưa đẩy, khiến tôi gặp anh và làm mọi việc để trả nợ cho anh.
Tôi vẫn kiên trì tụng kinh hằng ngày. Sau đó ít lâu, một giấc mơ khác lại đến.
Trong mơ, tôi thấy mình là một người đàn bà khá giả, có của ăn của để, có nuôi người ở trong nhà. Khi ấy, tôi rất hung dữ, thường xuyên chửi mắng, đay nghiến một đứa tớ trai nhỏ tuổi. Có khi còn dọa đánh nó, xong chưa ra tay.
Tôi nhận ra thằng bé đó chính là bố chồng tôi ở kiếp này. Quả là công bằng, mắng chửi người sẽ bị người mắng chửi lại, tôi đang bị bố chồng đối xử y hệt như kiếp trước tôi đối xử với đứa tớ trai đó.
Hóa ra, những đau khổ xảy ra với tôi trong cuộc sống với chồng và gia đình nhà chồng đều có nguyên cớ gốc rễ từ những ân oán tôi mắc nợ với họ từ kiếp trước.
Nếu không nhờ kiên trì tụng kinh và một lòng hướng Phật, được Đức Phật gia hộ cho biết được, thì có lẽ tôi vẫn còn đang hoang mang bế tắc, đổ lỗi cho hoàn cảnh và đắm chìm trong khổ đau không lối thoát.
Vậy vì đâu tôi có duyên biết đến Phật Pháp mà sớm biết tụng kinh niệm Phật?
Một đêm tôi lại gặp được một giấc mơ tiền kiếp, và có được câu trả lời.
Kiếp đó là vào thời phong kiến vua chúa, cách đây rất lâu xa, tôi là một vị tăng xuất gia tại một ngôi chùa trong núi vắng. Do tu hành tinh tấn, nên cũng có chút đạo lực, ấy vậy mà tính háo thắng lại chẳng kiểm soát được.
Một hôm sư trụ trì đi vắng, mấy huynh đệ trong chùa tụ lại trò chuyện. Một người cao hứng thách đố huynh đệ, mở cuộc thi xem ai là người có tài cán nhất, bằng cách thỉnh các vị La Hán hiện thân.
Tôi khi đó liền xung phong làm người đầu tiên. Suốt khoảng một tiếng đồng hồ, tôi nhất tâm cầu nguyện xin thỉnh các vị La Hán đến. Quả nhiên, cuối cùng các vị La Hán cũng hiện ra, mỗi vị hiện thân trên một thân cây lớn, có đến 18 vị với 18 tướng trạng khác nhau.
Cuộc thi ấy, tôi thắng. Nhưng cuộc đời tu hành ở kiếp ấy, tôi thất bại thảm hại. Đó là vì tu mà để cho tâm còn đầy sự háo thắng. Sau lần thỉnh các vị La Hán hiện thân, phước đức của tôi suy hao nghiêm trọng. Không những cả đời không chứng đắc được gì, hết kiếp đó, tôi còn bị đọa xuống làm kiếp quỷ, chính là kiếp được chồng tôi cứu thoát.
May sao, duyên lành với Phật Pháp thì rất kiên cố, dù có đọa lạc đi nữa, thì sau nhiều kiếp, nghiệp xấu trả hết rồi, thì duyên tu hành sẽ lại trỗi dậy. Chính vì thế, nên đến kiếp này, ngay từ nhỏ tôi đã có tâm kính ngưỡng Phật Pháp. Mới 9-10 tuổi, đã biết phát tâm ăn chay, phóng sinh cua, ốc, gặp kinh điển Phật Pháp liền ưa thích đọc tụng.
Gần đây, khoảng tháng 1/2020, tôi đem những bế tắc trong cuộc sống của mình kể cho Quang Tử. Anh khuyên tôi nên đem công đức tụng kinh niệm Phật , hồi hướng cho chồng và bố mẹ chồng. Đó là cách nhanh nhất để trả nợ, nợ hết rồi thì họ sẽ không hành tôi nữa, và tôi sẽ tìm lại được sự bình yên. Tôi còn được nghe một bài hướng dẫn cụ thể tên là “Duyên nợ và cách trả nợ”
Tôi áp dụng theo cách đó, càng ra sức tụng kinh nhiều hơn. Tôi tụng kinh Địa Tạng, kinh Vạn Phật, kinh Vu Lan, kinh A Di Đà, chú Đại Bi và Sám hối, mỗi ngày khoảng 4 tiếng, suốt mấy tháng liền, đem công đức hồi hướng cho chồng, bố mẹ chồng. Ngoài ra còn hồi hướng cho cả các vị oan gia trái chủ cùng khắp pháp giới chúng sinh.
Quả nhiên, một thời gian sau gia đình tôi yên ấm hẳn, tôi ít còn bị bố mẹ chồng mắng chửi như trước. Chỉ trừ mấy ngày tôi bỏ ăn chay, sang ăn mặn, là sẽ lại có chuyện, còn thì đều yên ổn.
Trước tôi bị thoái vị, hay đau ở thắt lưng, đau đến kinh khủng. Sau khi tinh tấn tụng kinh hồi hướng, tự nhiên cũng không bị đau nữa, con cái cũng không bị ốm vặt. Oai lực của kinh điển Phật Pháp, thật vô cùng vi diệu.
Qua những lần biết được tiền kiếp của mình, tôi càng thấm thía hơn sự công bằng và mạnh mẽ của luật nhân quả. Chẳng hề có điều gì vô lí và bất công trên đời cả, chẳng qua là do người ta không biết mình đã gieo nhân gì xưa kia mà thôi. Khổ, lại chẳng biết vì sao khổ, cứ oán trời trách người, hay tìm đủ những cách mê tín mà mong thoát khổ, đó là hiện trạng của rất nhiều người, và có cả tôi trước kia.
May mắn thay cho những người có duyên biết đến Phật Pháp, tin hiểu nhân quả, biết nương theo những pháp môn Phật dạy mà hóa giải được nghiệp chướng. Không chỉ tìm được sự yên vui trong hiện tại, mà còn được hưởng vô lượng công đức lành trong tương lai, khi đã viên thành Phật Đạo. Cầu mong cho ngày càng thêm nhiều người, nhiều chúng sinh có được duyên lành vi diệu ấy.”
( Quang Tử – Hoàng Anh, viết lại từ lời kể của Chúc Quyên )
___________________
VỢ CHỒNG DO ÂN OÁN MÀ THÀNH.
LÀM THẾ NÀO HÓA GIẢI ?
Vợ chồng đến được với nhau trong kiếp này hết thảy đều là do duyên nợ. Nếu như hai người thường xuyên bất hòa, đối xử không tốt với nhau thì có thể là do mối ân oán chưa hóa giải xong từ tiền kiếp.
Có một người phụ nữ làm nghề buôn bán trong một thị trấn nhỏ ở miền Bắc. Cô có một người chồng mà cô yêu thương, chăm sóc chồng hết mực, hi sinh mọi thứ bất kể để cung phụng anh chồng.
Cách đây mấy năm, cô bị bệnh nặng rồi cuối cùng bị liệt nửa người. Trong thời gian này, mối quan hệ giữa cô và chồng trở nên rất tệ.
Đặc biệt là sau khi cô bị bệnh phải nằm một chỗ như vậy thì người chồng lại càng đối xử lạnh nhạt hơn.
Cô băn khoăn mà không thể hiểu được nguyên nhân tại sao. Trong đầu luôn hiện lên câu hỏi: “Tại sao mình luôn đối xử tốt với anh ấy mà anh ấy lại tệ bạc với mình như vậy?”
Càng nghĩ, trong lòng cô càng cảm thấy buồn và khó hiểu.
Suốt một thời gian dài bị đối xử lạnh nhạt, cô cảm thấy rất đau khổ. Rồi một hôm, cô nằm trên giường than thở rằng: “Ông trời ơi! Chồng con vì sao lại có thể đối xử tồi tệ với con như thế?”.
Nói xong, cô ngủ thiếp đi lúc nào không hay biết.
Thế rồi, trong giấc ngủ mơ màng ấy, cô đã thấy được một số sự việc liên quan đến tiền kiếp của mình. Cô thấy trong những kiếp trước, có một đời cô là người tu hành. Ở kiếp đó, cô vẫn mang thân nữ giới giống như ở kiếp này và đã đi theo một vị sư phụ đạo hạnh uyên thâm, và tu hành trong Phật gia.
Có một hôm, sư phụ của cô dẫn cô đi đến một nơi có một cái cửa gỗ rất lớn, phía trên có mái che. Sư phụ nói với cô rằng: “Con hãy trèo lên trên này ngay. Nhớ kỹ là bất kể ở bên dưới có xảy ra chuyện gì thì cũng đừng xuống. Hãy nhớ cho kỹ lời ta nói!”.
Sau khi trèo lên mái che, thì bên dưới có hai người đàn ông xuất hiện. Hai người đàn ông đã đánh nhau với sư phụ của cô, họ một mực muốn giết vị sư phụ này.
Không thể bỏ mặc sư phụ lúc gặp nguy hiểm, sẵn có võ nghệ, cô đã tức giận nhảy xuống cầm một thanh sắt nhọn, rồi chạy đến phía sau hai người đàn ông kia mà đâm.
Kết quả, hai người đàn ông này đều bị cô đâm chết. Sự việc xảy ra khiến sư phụ của cô rất kinh hãi, liền vội vã kéo cô bỏ chạy…
Cô đột nhiên tỉnh giấc và nghĩ: “Không biết điều này có đúng sự thật không?” Sau đó, cô tiếp tục nằm xuống ngủ, một lát sau cô lại mơ thấy giấc mơ như ban nãy.
Về sau cô mới nhớ ra, sau lưng của chồng mình có một vết bớt màu trắng rất lớn, đúng vị trí cô đã đâm vào một trong hai người trong giấc mơ.
Ngẫm kĩ lại, cô biết chồng cô chính là một trong hai người bị mình đâm chết, vết bớt đó chính là dấu vết sót lại từ vết thương do cô dùng thanh sắt đâm vào từ các kiếp trước.
Lúc này cô mới hiểu ra rằng, cô đang phải trả nợ cho những gì mình đã gây ra cho chồng ở kiếp trước. Không ngẫu nhiên mà con người ta đến với nhau thành vợ chồng, tất cả đều là nợ duyên từ các kiếp xưa, trong trường hợp của cô, đó là một món nợ máu.
Chính do món nợ ấy, nhân quả đã điều khiển tâm tư khiến cô thương yêu, chiều chuộng chồng hết mực. Tình yêu trong tim cô chỉ là một công cụ của luật nhân quả để thiếp lập lại sự công bằng.
Kể từ sau hôm ấy, trong lòng cô nhẹ nhõm hẳn, chứ không còn oán trách chồng như trước nữa, thậm chí cô còn tự hứa với lòng sẽ đối xử tốt hơn với anh ấy.
_______________________
NẾU NHƯ BẠN GẶP TÌNH CẢNH ĐÓ THÌ LÀM NHƯ THẾ NÀO ?
Như ở đầu bài viết Quang tử đã nói, và xin nói rõ thêm một lần nữa.
Trả hết nợ là mọi chuyện sẽ thay đổi. Hoặc là hai bên sẽ không phải gặp nhau nữa, nếu không thì tâm lý sẽ thay đổi, cư xử với nhau tốt đẹp hơn.
Điều đó không chỉ là đối với vợ chồng, mà mọi mối quan hệ người với người, người với động vật, người với vong hồn, cũng đều chung một nguyên lý này, hễ cứ có ai làm bạn phiền muộn, đau khổ như chửi mắng, đánh đập, hãm hại, phản bội, yêu sách … đủ kiểu, mà bạn dứt ra không được, chắc chắn có nợ nần gì đó.
Nhưng mà trả nợ bằng cách chịu đựng hành hạ, hoặc là cung phụng nhau thì rất lâu hết, thậm chí là cả đời. Bạn có muốn vậy không ?
Nếu không bạn hãy đọc tiếp, đọc thật kĩ nhé :
Chung quy mọi loại nợ : nợ máu, nợ mạng, nợ tiền, nợ tình, nợ ân nghĩa .v.v… giữa vợ chồng, cũng như mọi mối quan hệ khác trong xã hội: cha con, mẹ con, anh em, người yêu, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, lãnh đạo – nhân viên .v.v…. kể cả vô tình gặp ngoài đường rồi xích mích, thậm chí cả các con vật làm phiền ta, và cả các vong hồn quấy phá ta, đều có thể trả bằng bí quyết sau:
1 – Tạo thật nhiều điều phước thiện, công đức
2 – Hồi hướng phước đó, công đức đó cho chủ nợ – chính là người đang hành ta khổ sở.
3 – Kiên trì làm như trên đến khi nào người đó không hành mình khổ sở nữa, nghĩa là hết nợ. Nếu còn hành, tức là còn nợ, vẫn cứ phải tiếp tục, chứ không cần quan tâm là phải làm công đức với số lượng bao nhiêu.
Cách tạo công đức trong đạo Phật rất nhiều, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, sám hối, phát nguyện, phóng sinh, ấn tống, làm phước, bố thí, hiến máu, cứu người, xây chùa, đúc tượng .v.v… dù sai khác như vậy xong tất cả đều là Phật dạy, đều tạo ra những công đức, đều có thể làm tiêu trừ nghiệp chướng, đều đem lại may mắn, và đều có thể đem hồi hướng cho chủ nợ.
Vì rằng hoàn cảnh mỗi người khác nhau, căn cơ khác nhau, sở thích khác nhau, nên chia ra nhiều cách thức khác nhau, để mỗi người tự lựa chọn lấy cách thức phù hợp nhất với mình mà áp dụng.
Nếu điều kiện tài chính chúng ta có, vậy ta có thể chọn phóng sinh (mua hàng chục, hàng trăm kg ốc, lươn, ba ba… thả ra sông, hồ chẳng hạn) hoặc bố thí người nghèo, hoặc cúng dường, xây- đúc –tạc tượng Phật, xây cầu làm đường .v.v…
Nếu không có nhiều tiền bạc, để làm những việc như bố thí, phóng sinh … nhiều. Không sao, bạn có thể chọn những cách thức chỉ dùng công sức, thời gian như giúp đỡ mọi người, lên chùa công quả, hiến máu .v.v…
Đặc biệt, các bạn nên tụng kinh, như kinh Địa Tạng, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Phổ Môn .v.v… Hoặc trì thần chú, như chú Đại Bi, chú Vãng Sinh, hay chú Diệt Định Nghiệp “ÔM PRA MA NI ĐA NI XOA HA”.v.v… công đức vô lượng.
Một số bạn thích chép kinh chứ không thích đọc, vậy càng tuyệt vời. Bạn cứ sắm một cuốn sổ đẹp đẹp rồi chép hết quyển kinh. Công đức tương tự như tụng kinh nhưng lớn hơn vì tốn nhiều tâm sức, thời gian hơn.( lưu ý sau khi chép xong cần cất cuốn kinh nơi trang trọng)
Nếu không biết tìm kinh chú ở đâu, hay thấy việc đó khó quá, phức tạp quá. Không sao, bạn có thể chọn niệm Phật, mỗi ngày bạn niệm một vài ngàn câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, hoặc “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật”, hoặc “Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”, hoặc “Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát” … niệm danh hiệu vị nào cũng được, cũng đều tốt cả.
Bạn có thể chọn một hoặc đồng thời nhiều cách để làm. Hãy làm thật nhiều hết mức có thể ( ít là không hi họng gì), và xác định là làm đến khi nào có kết quả thì thôi, chứ không có hạn mức nào để dừng lại.
Vì nợ cũ với mỗi đối tượng khác nhau, nên có chủ nợ cần hồi hướng ít phước là hóa giải được, xong có chủ nợ đòi hỏi lượng phước rất lớn, và rất lâu sau mới chuyển biến.
Ít hay nhiều bao nhiêu, ta đâu có túc mạng thông mà biết chính xác. Chỉ cần biết quy luật là: hết nợ, tự nhiên nhân quả sẽ sắp xếp lại, sự tình sẽ có chuyển biến tốt đẹp, giải thoát bạn khỏi món nợ.
Nên bạn phải kiên trì, không nên làm được một thời gian không thấy chuyển biến gì là bỏ giữa chừng.
Cùng hóa giải một việc tương tự, người này tạo công đức vài hôm là có kết quả, nhưng người khác cả năm mới có kết quả, đó là chuyện thường gặp, vì món nợ lớn nhỏ khác nhau, và cũng vì sức tu mỗi người khác nhau.
Sau mỗi lần tạo công đức rồi, bạn hồi hướng như sau :
“ Con xin hồi hướng công đức này, cầu cho…( tên chủ nợ, hoặc đại khái anh ấy, chị ấy, con vật ấy…) được tiêu trừ nghiệp chướng, thân tâm an lạc, tăng trưởng duyên lành trong Phật Pháp, sớm vãng sinh về cõi Cực Lạc, sớm viên thành Phật Đạo, quảng độ chúng sinh.”
___________________
* Để bạn dễ hình dung, xin kể tiếp một chuyện sau, đã áp dụng thành công bí quyết trên :
CHÚ ĐẠI BI CỨU VÃN HÔN NHÂN THÊ THẢM
Bà Trần Mộng Cầm năm nay 83 tuổi Nhà ở tại Huệ Viên Lầu , Hồng Kông. Bà rất thành tâm thiện ý muốn đem công phu Thiếu Lâm truyền cho mọi người, đồng thời còn dạy họ tụng Chú Đại Bi khuyên họ hành thiện tu tâm tính và giúp sức hóa độ người có duyên.
Không những bà dạy võ Thiếu Lâm mà còn quan tâm đến sinh hoạt từng môn đồ. Tâm Bồ Tát của bà giống như vầng dương soi sáng khắp ,các học sinh thường tâm sự về mọi vấn đề trong cuộc sống thổ lộ mọi phiền muộn nhờ bà tháo gỡ.
Trong số đệ tử của bà, có một cô họ Đặng. Đặng nữ sỹ năm ngoái bị chồng đánh gãy tay. Bình nhật ông chồng này đối với vợ tay đánh chân đấm là chuyện thường, ông đánh tới toàn thân cô đặc bầm tím ,mỗi lần đánh xong ông còn dọa sẽ ném cô từ trên đầu xuống đường.
Cô Đặng nghe bà dạy Thiếu Lâm Quyền bèn đến bái sư hi vọng sau khi học thành tài cô có thể thắng được “địch” và tự hộ thân giỏi không còn bị chồng bắt nạt.
Bà Trần biết ý của cô Đặng, chỉ mỉm cười bảo:
– Công phu này tôi dậy với mục đích giúp quý vị rèn thân khang kiện, không phải dùng bạo lực để đánh nhau. Huống nữa là oán thù nên giải không nên kết, dùng bạo lực chống kháng là hạ sách không hay, rồi bà dạy cô Đặng tụng Chú Đại Bi hồi hướng công đức cho chồng để trả hết nợ nần ân oán cũ, nhằm hóa giải hành vi bạo ác của chồng cô.
Cô Đặng nghe bà Trần thiết tha khuyên bảo, nên ngoan ngoãn làm theo. Từ đó sáng tối cô đều chí thành tụng Chú Đại ,chưa có một ngày gián đoạn. Do cô không biết chữ nên bà Trần phải dậy từ từ mỗi ngày cô học thuộc một câu.
Được một năm kỳ tích xuất hiện chồng cô đã toàn toàn biến thành một người khác, ông đối xử rất ôn hòa hỏi han quan tâm vợ đủ kiểu, thậm chí còn phụ cô làm giúp việc nhà hơn nữa lại bỏ hẳn tật hút thuốc. Ông đã thay đổi hoàn toàn không còn là một ông chồng vũ phu bạo hành nữa
Thậm chí hễ cô Đặng vừa bệnh một chút là ông chồng quýnh quáng đưa cô đến bệnh viện khám còn thân tình thủ thỉ : “Em không được chết trước nhé .Nếu em bỏ mình tôi ở lại cõi đời này y nghĩa gì nữa đâu”.
Bây giờ cô Đặng rất vui ,cô xúc động tâm sự với bà Trần, vô cùng cảm tạ Bồ Tát Quan Âm đã cảm ứng.
Chú Đại Bi quả thật linh nghiệm không thể nghĩ lường đã giải cứu hôn nhân thê thảm của cô giúp cho gia đình có được hạnh phúc mỹ mãn