Bảo Bình :
– Quang Tử ơi, cho con mình và mong sẽ nhận được giải đáp để mình được rõ ạ.
Ví dụ như bạn A và bạn B cùng phạm một lỗi, một tội như nhau. Nhưng A đã nhanh chóng nhận quả báo và dừng lại. Còn B mãi không thấy bị sao cả, vẫn tiếp tục và thản nhiên tạo lỗi, gây tội. Việc như thế rất thường gặp trong cuộc sống. Cớ vì sao B chưa nhận quả báo và dừng lại việc ác đó như A , mong Quang tử giúp mình sáng tỏ, xin cảm ơn ạ.
Quang Tử :
– Chào bạn !
Bạn thân mến, thời gian từ khi tạo nhân đến khi nhận quả báo của mỗi người là nhanh chậm khác nhau do nhiều yếu tố :
1. Người trong quá khứ tạo nhiều phước, qua kiếp sau tạo tội, quả báo không đến ngay được, vì phải chờ người đó hưởng hết phước cũ. Như vậy, có những người tạo phước quá lớn, phước đó quy định anh ta 10 kiếp không bao giờ bị bệnh, bị đói khổ, tai nạn… Thế thì nếu trong 10 kiếp sau đó, anh ta có giết người, tạo đủ thứ tội lỗi nặng nề , cũng không thấy bị quả báo gì cả. Phải qua 10 kiếp, phước cũ hết rồi, cộng dồn tất cả tội lại, quả báo sẽ đổ ụp xuống vô cùng khủng khiếp. Đây là lí do phổ biến nhất khiến người tạo nghiệp mãi không bị quả báo. Cuối bài, Quang Tử sẽ đăng kèm hai câu chuyện, là ví dụ inh họa điển hình cho điều này.
2. Ngược lại, là với người trong quá khứ ít tạo phước, vì không có phước bảo vệ, chỉ cần hơi tạo nghiệp là sẽ nhanh chóng thấy xui xẻo, báo ứng kéo đến hành cho đau khổ. Đây vừa là bất lợi, vì người đó sẽ thấy cuộc đời thật lắm đau khổ. Xong lại vừa chính là một điều may mắn, vì nó khiến anh ta nhanh chóng tỉnh ngộ, sớm biết dừng tay tạo nghiệp.
3. Một số người được sự gia hộ của chư Phật – Bồ Tát , hoặc thần linh, hoặc các vong linh trong vô hình…, nên khi tạo nghiệp gì đó, sẽ được nhắc nhở bằng những tai họa nhỏ, kiểu như “một lời cảnh cáo”, để người đó tỉnh ngộ, biết dừng tay lại.
Có người tính xách mã tấu đi chém người, ra cửa là đã bị té xe. Có người vào chùa ngênh ngang, bất kính trước tượng Phật, đêm về liền thấy ác mộng có quỷ thần đuổi đánh, qua ngày sau bị bệnh, nên từ đó chừa bỏ không dám nữa.v.v… Đây chưa phải quả báo chính thức, mà chỉ là sự nhắc nhở của thế giới vô hình, để giúp người đó nhanh chóng quay đầu sửa đổi.
4. Trường hợp đặc biệt, nếu một người nào đó có trí tuệ nhìn xa, sợ nhiều kiếp sau mình sa ngã, gây tội tạo nghiệp, sẽ phải nhận quả báo đau khổ lâu dài. Người đó lập một lời nguyện, nhằm chặn chính mình sau này không thể làm việc xấu ác, đại khái như sau :
” Con nguyện vô lượng kiếp sau, hễ trong ý nghĩ con khởi lên điều bất thiện, miệng định nói lời bất thiện, thân định tạo điều bát thiện, trái với giới hạnh Phật dạy, liền đó thân con sẽ đau nhức, thống khổ, cho đến khi con buông xả được những thân – khẩu – ý bất thiện đó, không khởi nữa, không làm nữa thì thân con mới an ổn trở lại “
Phát lời nguyện đó nhiều lần rồi, thì các kiếp sau, cứ đúng như lời đã nguyện, hễ cứ làm việc xấu ác, bất thiện, thân sẽ đau đớn, buộc phải dừng tay tạo nghiệp. Đây không phải là quả báo tới ngay, mà là do NGUYỆN LỰC từ kiếp trước của chính mình, khóa mình lại, không cho sa ngã vào những điều bất thiện.
Quang Tử đã từng biết những người, ngay từ nhỏ mới sinh, hễ cha mẹ cứ cho ăn thức ăn mặn, có máu thịt của chúng sinh, là nôn thốc nôn tháo ra bằng sạch, quằn quại, gào khóc… buộc cha mẹ, người nhà phải cho ăn chay.
Đây không phải quả báo, mà hẳn là do lời nguyện của chính đứa bé trong kiếp trước. Và như thế, không cần cố gắng gì, mặc định đứa bé đó sẽ ăn chay trường, có thể cả đời không phạm giới sát sinh.
Trong kinh Phật có ghi lại một số trường hợp, một người do kiếp trước nguyện không bao giờ gần gũi nữ sắc để phạm dâm dục. Qua những kiếp sau, khi sinh ra, hễ mẹ hay vú nuôi cho bú là gào khóc, không chịu, chỉ có thể uống gián tiếp sữa được đựng trong ly, trong cốc.
Trong khi bao nhiêu người tu hành, muốn giữ giới không sát sinh, không tà dâm… vật lộn mãi mà vẫn bị phạm, còn những đứa bé đó bẩm sinh đã giữ được giới, cho ta thấy lời nguyện quả là lợi hại !
___________________
VÍ DỤ VỀ TẠO NGHIỆP MÃI KHÔNG THẤY QUẢ BÁO
Câu chuyện thứ nhất:
LY KÌ: NGƯỜI TỰ SÁT XUỐNG ÂM PHỦ – XEM NHÂN QUẢ CÓ CÔNG BẰNG KHÔNG.
________________
Câu chuyện thứ hai :